Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2017
    Bài viết
    667

    Cách chăm sóc bé sau tiêm phòng KHOA HỌC - ĐÚNG CÁCH

    Tiêm phòng là một biện pháp đơn giản và an toàn để phòng ngừa những bệnh lý nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sau khi tiêm phòng con có những phản ứng phụ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Dưới đây là một số cách chăm sóc bé sau tiêm phòng mà mẹ không nên bỏ qua.

    1/ Chăm sóc bé sau tiêm phòng bị sốt
    Sốt là một phản ứng mà hầu hết các trẻ đều gặp phải sau khi tiêm phòng. Khi trẻ bị sốt, mẹ cần phải kiểm tra nhiệt độ của con 2-3 giờ một lần để đảm bảo sức khỏe của con. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ mẹ cần cho con uống thuốc hạ sốt để tránh hiện tượng co giật ở trẻ. Nếu con chỉ sốt nhẹ, mẹ chỉ cần theo dõi và chườm ấm cho trẻ.


    Những lưu ý khi trẻ bị sốt:
    Khi trẻ bị sốt, mẹ nên cho con mặc quần áo thoải mái, rộng rãi để giúp tản nhiệt được dễ dàng hơn
    Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều sữa mẹ hơn
    Cho con ăn đồ ăn lỏng, dễ tiêu
    Có thể chườm ấm để giúp con hạ sốt
    Với cách chườm ấm vừa giúp tỏa nhiệt cho con, lại không khiến con nhiễm lạnh. Mẹ nên đặt 2 khăn ở bẹn, 1 khăn để lau xung quanh người và cứ sau 2-3 phút thì mẹ nên thay khăn 1 lần. Nếu nhiệt độ của con có giảm dưới 38 độ thì mẹ nên lau khô cho con rồi mặc quần áo lại cho bé. chăm sóc em bé từ trong bụng mẹ

    Tuyệt đối không dùng nước lạnh, nước đá hoặc rượu để chườm cho con
    Con bị sốt là hiện tượng bình thường khi tiêm phòng, tuy nhiên nếu trẻ bị sốt cao quá thì mẹ cần lưu ý hơn, nếu tình trạng của con không đỡ thì nên đưa trẻ tới bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con.

    Bạn nên đọc>> {ĐỌC NGAY} “cách chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi” của mẹ THÔNG THÁI chia sẻ

    2/ Chăm sóc vết tiêm sưng đau của con
    Bên cạnh con bị sốt thì vết tiêm bị sưng đau cũng là hiện tượng bình thường sau khi tiêm phòng. Những vết tiêm sưng tấy, nổi cục, đua khiến trẻ quấy khóc, mẹ có thể lấy một miếng gạc lạnh, sau đó chườm vào vết tiêm để giúp bé dễ chịu hơn. Tuy nhiên mẹ chỉ nên chườm từ 15-20 phút và cần chú ý vệ sinh tay sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn cho trẻ.


    Một số bà mẹ con chia sẻ kinh nghiệm để giảm vết sưng đau của con bằng cách sát chanh hoặc đắp 1 lát khoai tây lên vùng tiêm để giảm sưng, đau cho bé. Tuy nhiên đây là một cách sai lầm, chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương cho bé. Các mẹ cần chú ý để tránh ảnh hưởng đến con.

    3/ Hiện tượng phát ban, nổi mề đay của trẻ
    Phản ứng này thường xảy ra khi con tiêm phòng bệnh sởi, quai bị hay thủy đậu. Hiện tượng này thường xảy ra nên các mẹ không cần quá lo lắng. Các vết phát ban, nổi mề đay này sẽ biến mất sau 1-2 ngày tiêm phòng. Tuy nhiên, nếu con không hết mà con có những dấu hiệu sau thì mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để được chuẩn đoán tốt nhất:

    Con sốt cao trên 38,5 độ và không có dấu hiệu giảm sốt
    Con ho kèm theo hiện tượng co giật
    Người tím tái, mất ý thức, ngủ li bì
    Hiện tượng này nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con nên mẹ cần chú ý quan sát và theo dõi con thường xuyên.

 

 

Có thể bạn quan tâm

  1. Quy trình KHOA HỌC chăm sóc rốn bé sơ sinh” CHUẨN”
    Bởi boss2611 trong diễn đàn Mẹ Và Bé
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 05-23-2018, 11:47 AM
  2. Chăm sóc bé mới chào đời khoa học đúng cách
    Bởi boss2611 trong diễn đàn Mẹ Và Bé
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 05-22-2018, 09:32 AM
  3. Chăm sóc bé bị sốt phát TẠI NHÀ khoa học
    Bởi boss2611 trong diễn đàn Mẹ Và Bé
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 05-21-2018, 10:22 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •