Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    1

    Cha mẹ không nên quá nuông chiều trẻ

    KHÔNG NÊN QUÁ NUÔNG CHIỀU TRẺ
    Trẻ giống như viên ngọc trong tay cha mẹ, tình yêu mà cha mẹ dành cho trẻ không hề toan tính, không thể hiện ở vẻ bên ngoài, cũng không mong được báo đáp, nhưng cho dù thế nào thì yêu trẻ cũng cần hợp lí. Nếu trẻ có những triệu chứng sau thì trẻ rất dễ bị loại thị. Xem loạn thị là gì Neu cứ nuông chiều quá mức, coi trẻ như viên bảo ngọc sáng lấp lánh, muốn gì được nấy, cơm đưa tới tận miệng, quần áo đem đến tận tay, tiêu tiền bao nhiêu tùy thích; lúc nào cũng sợ con phải chịu khổ, lúc nào cũng xem con như bông hoa mỏng manh phải được bảo vệ, thì sẽ không chỉ dung túng thói quen ỷ lại mà còn làm mất đi khả năng tự lập của trẻ. Một khi phải rời xa cha mẹ, rất có thể trẻ sẽ rơi vào tình trạng bế tắc, không tìm ra được vị trí và mục tiêu của bản thân.



    Có thể thấy, mọi đứa trẻ bẩm sinh đã có tính cách tích cực và chủ động, những tính cách này có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh giáo dục của gia đình. Neu thường xuyên nuông chiều trẻ, can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của trẻ, luôn tìm mọi cách để giúp trẻ hoàn thành công việc một cách nhanh chóng thì tính tích cực trong trẻ sẽ dần dần bị mai một đi, có thể sẽ hình thành những tính cách không tốt như tự ti, thiếu can đảm... Do vậy, cách tốt nhất là lợi dụng tính tích cực và chủ động bẩm sinh của trẻ để khuyến khích trẻ tự hành động, hoàn thiện hom nữa sự phát triển các cơ năng của não và cơ thể. Hãy để trẻ tham gia lao động, hoạt động thân thể, bồi dưỡng khả năng tự lập, như vậy mới là yêu thương con một cách đích thực.

    ĐỪNG LÀM TỒN THƯƠNG ĐẾN LÒNG Tự TRỌNG CỦA TRẺ

    Trong bất cứ việc gì, cha mẹ cũng đều mong con giành được thành công. Tuy nhiên, nếu đặt kì vọng quá cao thì cha mẹ vô tình đã làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ. Nhiều cha mẹ chỉ vì muốn con có một tương lai xán lạn mà đã đặt ra những yêu cầu quá nghiêm khắc, thường xuyên giảng giải đạo lí mỗi khi con phạm lỗi, dùng những lời bực dọc nhất thời để răn đe; ví dụ khi thấy thành tích học tập của trẻ không tốt, sẽ dùng những câu nói kiểu như: “Kiến thức cô giáo dạy, con làm rơi rớt hết đâu rồi!”, “Mẹ thấy não con như làm từ gỗ ấy, chắc là không thể tiếp thu thêm kiến thức được nữa!”, “Sao con dốt thế, có một ít bài tập thế này mà làm cũng không xong, còn trông mong gì nữa!”, “Học hành thế này thì làm gì có tương lai cơ chứ!”...



    Thực ra, ai cũng có thể hiểu được tâm tư của cha mẹ là hi vọng con mình có một tương lai tốt đẹp phía trước, nhưng bởi kì vọng quá cao nên khi kết quả không tốt sẽ nảy sinh bất mãn, do vậy phương pháp giáo dục này đương nhiên không có ích với trẻ. Hơn nữa trẻ còn nhỏ, nhận thức hãy còn non nớt, nếu chỉ bằng ngôn ngữ truyền đạt của cha mẹ thì trẻ sẽ khó có thể tiếp nhận được hết những kì vọng mà cha mẹ mong muốn. Khiển trách quá nhiều hay dùng những phương thức trách mắng nghiêm trọng đều gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lí của trẻ, điều này không chỉ kiềm chế các hoạt động học tập và sinh hoạt của trẻ, mà về lâu về dài còn nảy sinh ra một số vấn đề về tâm lí.
    Vì thế, cha mẹ cần chú ý đến phương pháp giáo dục, không nên vì quá nôn nóng mà khiển trách thậm chí đánh mắng trẻ, nên tôn trọng trẻ, tạo dựng cho trẻ một nhân cách độc lập. Trong cuộc sống hàng ngày, hãy để trẻ tự mình trải nghiệm, tự mình thực hành nhiều hơn; chẳng hạn thông qua một số câu chuyện đạo đức để giúp trẻ dần dần hiểu được những đạo lí ở đời; khi trẻ phạm lỗi. Chú ý, không nên cho trẻ đọc truyện cổ tích quá lâu dễ hại mắt. Còn kho truyện cổ tích bạn có thể xem tại địa chỉ http://nuoiconphaibiet.com/chuyen-muc/truyen-co-tich/

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •